Tâm lý trẻ 10 – 12 tuổi có nhiều biến động, vì trẻ bắt đầu bước
vào giai đoạn dậy thì. Ở thời kì này, các đặc điểm phát triển tư duy, tình cảm
của trẻ có những bước phát triển mạnh mẽ. Ba, mẹ cùng tham khảo nhé!
1. Đặc điểm tâm lý trẻ 10 – 12 tuổi
1.1. Sự phát triển tư duy
Đây là giai đoạn chiếm ưu thế của tư duy trực quan hình tượng và
sự hình thành của tư duy ngôn ngữ.
1.2. Sự phát triển cảm xúc – tình cảm
Bước vào độ tuổi dậy thì, trẻ có những cảm xúc, tình cảm mới mẻ
đối với bản thân và các bạn đồng trang lứa. Đời sống tình cảm trong giai đoạn
phát triển tâm lý trẻ 10 – 12 tuổi khá đa dạng, phong phú và cơ bản mang tính
tích cực. Trẻ bắt đầu nhìn nhận và đánh giá qua cách nhìn, trang phục bề ngoài.
Trẻ thường chơi với bạn cùng trang lứa, tầng lớp.
2. Vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển tâm lý trẻ 10 – 12
tuổi
2.1. Dạy trẻ biết quan tâm người khác
Cha mẹ nên nắm bắt tâm lý của trẻ khi con chuẩn bị lên 12 tuổi,
dạy trẻ hiểu sâu sắc về lòng nhân hậu, biết cách quan tâm tới những người xung
quanh bằng hành động và lời nói phù hợp. Giai đoạn này, trẻ nảy sinh rất nhiều
trạng thái cảm xúc khác nhau, ba mẹ nên lưu ý định hướng trẻ phát triển những
cảm xúc tích cực, hạn chế cảm xúc tiêu cực. Ba, mẹ cũng có thể hướng dẫn con
tham gia các hoạt động làm từ thiện, dạy trẻ đừng thất vọng nếu cảm thấy khó
khăn, chán nản khi giúp đỡ người khác. Đồng thời, các bậc phụ huynh có thể dành lời khen cho những nỗ
lực mà trẻ đã đạt được để cải thiện tâm trạng cho con.
2.2. Giúp trẻ rèn tính kiên nhẫn
Kiên nhẫn là đức tính rất cần thiết cho trẻ, đặc biệt ở độ tuổi
10 – 12. Sự kiên nhẫn chính là nền tảng để khi trẻ lớn hơn, con có sự kiên trì
theo đuổi mục tiêu, sự thành công ngay cả những lúc khó khăn. Để hình thành và
rèn đức tính kiên nhẫn cho con , ba mẹ cần phải là người làm gương trước. Trẻ
sẽ nhìn cách ba mẹ giải quyết và thực hiện các công việc, vấn đề hàng ngày mà
học theo.
2.3. Rèn tính tự lập cho trẻ
Hầu hết trẻ đều làm được nhiều công việc khác nhau cho bản thân,
gia đình và trường lớp. Ba mẹ nên giúp trẻ phát triển tính tự lập, biết chịu trách
nhiệm cho những hành động của mình. Cần cùng trẻ lập thời gian biểu cụ thể,
động viên trẻ tự hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà không cần phải nhắc nhở.
Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi này cũng bắt đầu học nhiều môn, tham gia
nhiều hoạt động ở trường lớp. Ba mẹ có thể tập cho con cách xác định các
mục tiêu để có định hướng rõ ràng trong tương lai. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần
hiểu là tâm lý trẻ 10 – 12 tuổi còn có những xáo động nhất định, nên việc thay
đổi mục tiêu là điều dễ hiểu.
Bình luận